Tính chất hóa học.
Một số dung môi khi tiếp xúc nhau có thể gây phản ứng hóa học. Vì thế nếu sử dụng
thinner có thành phần có thể gây phản ứng hóa học với thành phần có trong sơn thì khi pha
trộn sẽ tạo thành một số hiện tượng không như mong muốn như sơn bị lắng, vón cục, tạo
ra chất lạ,...
Độ tan.
Mỗi loại dung môi đều có độ hòa tan và các chất phụ gia khác nhau. Khi pha dung môi
có độ tan thấp, hỗn hợp sơn sẽ không được pha loãng mà tạo thành hệ nhũ bao gồm
những vùng vật chất không hòa tan vào nhau. Khi phun sơn dễ tạo thành các bọt khí,
các đốm màu khác nhau hoặc vón hạt trên bề mặt.
Độ tinh khiết.
Có nhiều loại dung môi không rõ nguồn gốc chất lượng,lẫn nhiều tạp chất, có thể làm giảm
chất lượng và màu sắc sơn, độ bóng. Khi phun sơn có thể không bám, tạo bọt khí, nhăn
màng sơn,…
Độ phân cực.
Là một tính chất quy định độ tan của các chất khác nhau. Các loại dung môi phân cực sẽ
hòa tan các chất phân cực, còn dung môi không hòa tan sẽ hòa tan các chất không phân
cực.
Tỷ trọng.
Tỷ trọng ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của dung môi, dẫn đến thời gian khô và độ bóng
không đồng đều. Sơn khô nhanh với thinner có tỷ trọng lớn thì có thể kéo dài thời gian khô
hơn. Sơn khô chậm với thinner có tỷ trọng quá thấp, đặc biệt dưới môi trường nhiệt độ cao
có thể tạo ra bọt khí, bong bóng,...
kết luận
trên đây là một số kiến thức về xăng PU, 2K .
hy vọng giúp ít được cho mọi người
......